in offset – Kì thi đại học năm nay, các trường đều đón nhận tin vui vì điểm thi cảu trường rất cao và cao hơn so với những năm trước đây. Bên cạnh đó thì số lượng thủ khoa cũng tăng lên. Như vậy thì liệu số lượng thủ khoa nhiều như vậy thì khái niệm thủ khoa có bị bão hòa và mất giá hay không?
Đề thi dễ, thủ khoa không còn là hiếm – Ảnh minh họa
Sau khi công bố điểm thi của trường ĐH Y Hà Nội, thì đã xác định được trường này có 17 thí sinh đạt thủ khoa với số điểm là 29,5 điểm. Số thí sinh đạt từ 29 điểm trở lên của trường là 26. Đồng thời, Học viện Quân y ở hệ đào tạo quân sự cho thí sinh thi phía Bắc và phía Nam ghi nhận bốn thủ khoa cùng đạt 29 điểm.
Hầu như tại các trường, các thí sinh đều đạt điểm cao. Tuy số lượng thí sinh đạt điểm tuyệt đối rất ít, nhưng theo ghi nhận thì có rất nhiều thí sinh đạt điểm 29,5. Như vậy thì chuyện thủ khoa ở các trường nay đâu còn hiếm
Cho đến nay đã có hơn ½ số trường ĐH, CĐ tổ chức thi công bố điểm thi nhưng theo thống kê của Bộ GD-ĐT thì thủ khoa các trường nói trên đạt từ 29 điểm trở lên rất nhiều.Người ta đã liệt kê 100 thí sinh có điểm thi cao nhất cả nước, và trong số 100 thí sinh này thì không có thí sinh nào dưới 29 điểm cả.
Chúng ta có nên coi trọng thủ khoa quá hay không, bởi vì theo nhận định thì trường nào cũng có thủ khoa. Điểm thi năm nay cao là do đề thi không quá khó như những năm trước nên có nhiều thủ khoa đạt điểm 29.
“Không nên đề cao quá”
PGS Văn Như Cương cho rằng không nên đề cao danh hiệu thủ khoa khi ĐH chủ yếu là chúng ta có thể tuyển được người thích hợp vào môi trường ĐH. “Thủ khoa là gì? Có vẻ lâu nay nền khoa cử trọng thành tích vẫn đề cao quá mức ngôi vị này. Tôi hơn anh nửa điểm vì tôi cẩn thận hơn, tôi đã là thủ khoa, anh chỉ còn là á khoa. Nhưng giá đề có tính phân loại tốt hơn, kết quả thi không bị khác thường như năm nay” – ông nhận định. Theo PGS Cương, Bộ GD-ĐT nói đề phân loại tốt nhưng vốn là TS toán học ông thấy thí sinh ở mức trung bình, trung bình khá là có thể đạt 7 điểm. “Câu để phân loại thật ra chỉ có 1 điểm, nghĩa là không thể đạt 10 thì thí sinh cũng đạt 9 điểm” – PGS Cương nói.
Do đó, ngay cả câu chuyện mà nhiều phụ huynh có phần lo lắng và bức xúc tại Hà Nội ngày hôm qua khi con em họ đạt 27 điểm ba môn, nghĩa là trung bình 9 điểm một môn cũng chưa chắc đỗ ĐH Y Hà Nội, theo PGS Cương, cũng chính xuất phát từ việc đề thi có tính phân loại rất hạn chế khiến “cả xã hội áy náy vì điểm thi cao thế mà không đỗ nổi ĐH”.
Có ý kiến cho rằng, trong bất cứ kì thi đại học nào thì các trường đều sẽ có thủ khoa, dù đề thi có dễ hay điểm có cao hay thấp thì người cao điểm nhất vẫn là thủ khoa của trường. Việc có nhiều nhận định là đề thi năm nay có dễ hơn thì cũng chỉ giúp cho số điểm cao hơn năm trước.
Thực tế, đến thời điểm này, dù có nhiều thủ khoa 29 điểm trở lên nhưng vẫn chỉ có duy nhất thủ khoa 30 điểm sau khi làm tròn của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiều năm qua vẫn duy trì việc trao thưởng cho thủ khoa, nhưng PGS Sơn khẳng định không nên tôn vinh thủ khoa quá đà vì đây chỉ là một kỳ thi. “Việc tôn vinh thành tích học tập nên dựa vào cả một quá trình.
Thủ khoa ĐH chưa thể coi là có đóng góp gì to lớn cho đất nước. Sau quá trình học tập, khi làm việc, các em có nhiều đóng góp và cống hiến nổi bật thì cần thiết được tôn vinh xứng đáng. Bởi lẽ kinh nghiệm đào tạo cho thấy không phải thủ khoa nào rồi cũng thành người tài, có nhiều đóng góp cho đất nước. Có những bạn trẻ điểm thi ĐH rất bình thường, nhưng bằng nỗ lực, khả năng, sự kiên trì của mình lại có những thành tựu xuất sắc sau này”- PGS Sơn nhận định.
VEX