In offset: Chúng ta sống với nhau, một cuộc sống mà có lẽ ở đó rất cần tình yêu thương và sự kính trọng nhau. Ngày ngày trao cho nhau những lời chào hỏi thân yêu, sự ân cần sẻ chia. Và thứ để những mối quan hệ ấy trở nên khăng khít, tốt đẹp hơn chính là sự kính trọng. Như F.Vollaire đã từng nói: Biết kính trọng người khác là tự tạo danh dự cho mình. Hãy để danh dự của mình luôn được người khác tôn trọng bằng chính cách tôn trọng họ.

Su kinh trong in offset

Thế chúng ta kính trọng họ bằng cách nào? Kính trọng người khác cũng đồng nghĩa với việc tạo ra danh dự cho chính mình. Điều đó có nghĩa là: Muốn tạo được danh dự cho bản thân mình thì trước hết phải biết kính trọng người khác. Có thể xem câu nói của F.vollaire như một lời khuyên chân thành dành cho mỗi người trong cuộc sống của chúng ta. Ở một góc độ khác, câu nói của F.vollaire còn được hiểu rằng đó như là một chuẩn mực đánh giá đạo đức của một con người. Vì trước giờ một trong những tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức đó chính là cách đối nhân xử thế, cách mà họ đối xử với những người khác trong xã hội.
Việc kính trọng(tôn kính, trọng vọng) có nhiều trường hợp khác nhau, mỗi trường hợp có cách sử xự riêng và tất cả đều phải quy về hai chữ “kính trọng” thì ít ra mới có thể bắt đầu một mối quan hệ. Đơn giản thôi, một lời chào hỏi lịch sự khi gặp người quen cũng là việc tôn trọng họ. Việc chào hỏi ấy tạo ra cho người giao tiếp những thiện cảm rất tốt, họ cảm thấy trong mắt người khác mình vẫn được tôn trọng. Như thế sẽ tốt hơn là việc làm ngơ, phất lờ nhau…Mối quan hệ sẽ trở nên ngày càng tồi tệ, dần dần trở thành người dưng ví đôi bên không có sự tôn trọng, kính nể nhau. Tiếp đó là về thứ cấp, giữa một người trẻ và một người già, hai thứ cấp khác nhau trong cuộc sống.Người trẻ cần xưng hô và cư xử lịch sự, lễ phép với người già một cách “kính trên”. Còn người già cần tế nhị, nhã nhặn với người trẻ mặc dù họ có thua tuổi. Và kính trên nhường dưới cũng là một trong những việc làm để người khác nhận được sự tôn trọng từ mình. Hay dù có nganh hàng, cùng vai vế với nhau như vợ chồng, không phân biệt cao thấp mà họ cần mốt mối quan hệ bình đẵng, công bằng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm  trong gia đình cũng như xã hội.Ở đó đồng cảm, sẻ chia lẵn nhau để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách cùng nhau xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc…Rất nhiều và rất nhiều những trường hợp khác nhau và ở trên là một số trường hợp tiểu biểu trong sự tôn trọng nhau.
Việc tôn trọng người khác là biểu hiện của một con người có nhân phẩm, đạo đức tốt, đáng trân trọng, biểu dương. Khi ấy họ sẽ được mọi người xung quanh yêu mến,quý trọng. Cái danh dự(tiếng tốt, tiếng khen) của họ cũng sẽ được người khác tôn trọng và ngợi ca.
Vì vậy có thể nói rằng việc tôn trọng người khác không những là việc đối nhân xử thế mà ở đâu đó ta còn có thể tự tạo danh dự cho chính mình từ những lời hay, tiếng đẹp mà người khác dành cho mình.

Kim Hoa